Đau nhức xương khớp trở nặng khi chuyển mùa?

Áp suất khí quyển, độ ẩm… tác động, cộng thêm chủ quan không thăm khám, uống thuốc đều đặn khiến bệnh nhân cơ xương khớp đau nhức hơn vào mùa đông.

Thời tiết thay đổi, cơn đau bùng phát

Theo các chuyên gia, tỷ lệ người đau xương khớp có dấu hiệu đau nhiều hơn khi thời tiết chuyển mùa. Các nghiên cứu trên thế giới đã phân tích có sự liên quan của thay đổi thời tiết với bệnh cơ xương khớp nói chung. Đó có thể do sự thay đổi áp suất trong khí quyển, độ ẩm trong không khí, sức gió, nhiệt độ làm thay đổi áp lực trong dòng máu và dung môi cơ thể. Những thay đổi này tác động vào cơ thể và cơ thể có những phản ứng để đáp ứng lại.

“Ở bệnh nhân cơ xương khớp, khả năng đáp ứng với thay đổi môi trường của cơ thể kém hơn. Các huyết động, dung môi và một số cơ quan khác không đáp ứng kịp sự thay đổi của thời tiết. Từ đó, cơ xương khớp sinh ra các phản ứng làm các bệnh kích thích tăng lên, bề mặt sụn khớp chịu đựng lớn từ môi trường gây đau nhức”.

Cần điều trị sớm, lâu dài và đều đặn.

Bệnh nhân mắc cơ xương khớp thường chỉ đến bác sĩ khi cơn đau dữ dội, trong thời gian dài. Khi hết bệnh lại nghĩ mình đã khỏi, chủ quan không tiếp tục tái khám, không theo dõi và tiếp tục sử dụng thuốc. Đây chính là nguyên nhân mỗi khi trở trời cơn đau trở lại, thậm chí còn đau nhiều hơn trước.

“Điều trị các bệnh cơ xương khớp cũng giống như điều trị các bệnh nội khoa mạn tính khác như tăng huyết áp, tiểu đường… dù cơn đau không đến vẫn phải dùng thuốc hằng ngày, đều đặn”. Đặc biệt, người bệnh cơ xương khớp có triệu chứng lên hệ vận động đã được điều trị qua được các đợt tiến triển mạnh của bệnh thì phải duy trì thăm khám.

Người bệnh nên lưu tâm, chăm sóc và tuân thủ điều trị khi mắc các bệnh cơ xương khớp. “Không nên để bệnh tích tụ vì khi bùng phát, những đợt sau bao giờ cũng mạnh mẽ hơn những đợt trước; việc điều trị khó khăn, hiệu quả thấp”.

Những người trên 60 tuổi thì hầu hết đều có vấn đề về cơ xương khớp nhưng có người đau bình thường, người đau dữ dội, cũng có người không cảm thấy đau. Vì vậy, không phải ai có vấn đề về cơ xương khớp cũng phải điều trị, cũng phải thay khớp… Mỗi chỉ định của bác sĩ phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người.

Khi mắc các bệnh cơ xương khớp hầu như không thể điều trị dứt điểm, giải pháp tốt nhất là làm chậm quá trình thoái hóa, dù khớp có thể bị thoái hóa nhưng cơ thể không đau. Điều trị cơ xương khớp là việc lâu dài, theo phác đồ kiểm soát bệnh, giúp sống chung an toàn với bệnh. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn cần tập luyện khoa học; ăn uống đầy đủ đảm bảo sức khỏe, chơi những môn thể thao phù hợp với độ tuổi của mình.

Khi cơ thể lão hóa theo thời gian, bệnh nhân cần chú ý “bảo dưỡng” khớp gối và toàn thân bằng các tinh chất đã được nghiên cứu như Collagen Type 2, Collagen Peptide, chiết xuất màng vỏ trứng (Eggshell Membrane), chiết xuất từ nghệ (Turmeric Root)… Bệnh nhân lưu ý không sử dụng những sản phẩm hỗ trợ trôi nổi trên thị trường, sử dụng thuốc, thực phẩm hỗ trợ theo hướng dẫn của bác sĩ, thầy thuốc.

“Bệnh cơ xương khớp không chỉ gây đau nhức, tàn phá khớp dẫn đến tàn phế mà còn là tiền đề gây nên tổn thương mạch máu, tim, xơ phổi… Nhiều bệnh nhân cơ xương khớp lại tử vong do các bệnh lý khác như nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Do đó, mọi người cần hiểu rõ tình trạng của mình, không nên chủ quan”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button